Bài viết số 9 về NGỤY TẠO CHỨNG CỨ. DỰNG HỒ SƠ DI TÍCH QUỐC GIA. Bài viết nhiều kỳ đăng vào thứ 3 và thứ 7 hàng tuần.
2021-05-12T01:14:45-04:00
2021-05-12T01:14:45-04:00
https://honguyengiamieu.info/nguy-tao-chung-cu-dung-ho-so-di-tich-quoc-gia/bai-viet-so-9-ve-nguy-tao-chung-cu-dung-ho-so-di-tich-quoc-gia-bai-viet-nhieu-ky-dang-vao-thu-3-va-thu-7-hang-tuan-276.html
/themes/egov/images/no_image.gif
Họ Nguyễn Gia Miêu
https://honguyengiamieu.info/uploads/logo-honguyen-giamieu-82x62_400_302_528_400.png
PHẦN II: THÔNG BÁO KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO và PHẢN BÁC CỦA CHÚNG TÔI.Ngày 06/5/2019, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa ra Văn bản số 1481/TB- SVHTTDL, Thông báo kết quả giải quyết tố cáo. Trong văn bản dài 11 trang này, Sở VHTTDL Thanh Hóa đã quanh co, ngụy biện bao che cho việc Ngụy tạo chứng cứ của cấp dưới, không đưa ra đựơc bất kỳ tư liệu nào đủ sức thuyết phục để phản biện lại những cáo buộc trong Đơn của các chi họ Nguyễn- Gia Miêu.
Bài viết số 9 về NGỤY TẠO CHỨNG CỨ.
DỰNG HỒ SƠ DI TÍCH QUỐC GIA.
Bài viết nhiều kỳ đăng vào thứ 3 và thứ 7 hàng tuần.
PHẦN II: THÔNG BÁO KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO và PHẢN BÁC CỦA CHÚNG TÔI.
Ngày 06/5/2019, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa ra Văn bản số 1481/TB- SVHTTDL, Thông báo kết quả giải quyết tố cáo.
Trong văn bản dài 11 trang này, Sở VHTTDL Thanh Hóa đã quanh co, ngụy biện bao che cho việc Ngụy tạo chứng cứ của cấp dưới, không đưa ra đựơc bất kỳ tư liệu nào đủ sức thuyết phục để phản biện lại những cáo buộc trong Đơn của các chi họ Nguyễn- Gia Miêu.
Vì Văn bản dài tới 11 trang, nên chúng tôi chỉ đăng các Nội dung kết luận việc thanh tra xác minh của Sở VHTTDL Thanh Hóa kèm theo lời Phản Bác của chúng tôi.
KẾT LUẬN
III- NỘI DUNG TỐ CÁO: LỰA CHỌN NHÂN VẬT LỊCH SỬ ĐƯA VÀO NHÀ THỜ KHÔNG ĐÚNG VỚI VIỆC THỜ CÚNG TRƯỚC KHI LẬP HỒ SƠ DI TÍCH.
Nội dung kết luận: “Việc con cháu dòng họ Nguyễn Hữu làng Gia Miêu thờ cúng các vị Nguyễn Công Duẩn, Nguyễn Đức Trung, Nguyễn Văn Lang và Nguyễn Kim trong nhà thờ Nguyễn Hữu đã có từ trước khi làm hồ sơ xếp hạng di tích. Đây cũng là việc làm hợp đạo lý và phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam. Không ai có thể tự ý lựa chọn nhân vật đưa vào thờ tự của một dòng họ. Đối với nhà thờ họ Nguyễn Hữu chỉ cần hành trạng, công tích của một trong 4 vị được thờ tại đây cũng đủ tiêu chí để xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo quy định của Luật Di sản văn hóa.
Như vậy, không có việc cán bộ nghiên cứu lập hồ sơ khoa học di tích tự lựa chọn 4 nhân vật lịch sử tiêu biểu đưa vào hồ sơ di tích nhà thờ họ Nguyễn Hữu nhằm tăng sức nặng để được công nhận di tích”.
PHẢN BÁC CỦA CHÚNG TÔI:
1- Sở VHTTDL Thanh Hóa dựa vào những tư liệu nào để khảng định rằng nhà thờ này đã thờ 4 nhân vật lịch sử trước khi lập hồ sơ di tích:?
- Gia phả gốc không có. Chi họ này không có tư liệu để xác định thuộc chi nào trong các chi con cháu của cụ Nguyễn Công Duẩn, thế thì lấy tư cách gì để thờ các nhân vật lịch sử?
- Chỉ có 1 bài vị không có nội dung, thế là bài vị của ai?
- Cả nhà thờ chỉ có 3 bát hương, có tới 2 bát thời Nguyễn, thế thì bát hương nào của Triệu tổ Nguyễn Kim? Bát hương nào của Nghĩa Huân vương Nguyễn Văn Lang? Bát hương nào thờ Tổ Cô? Bát hương nào thờ Thổ Công?
- Tài liệu nào, nghiên cứu nào về Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt nói rằng Nhà thờ Tổ của chi họ để thờ Các nhân vật lịch sử không thuộc trực hệ của mình là đúng phong tục và đúng đạo lý của người Việt?
- Thờ các nhân vật lịch sử nhưng tại sao không có ngày giỗ kị của bất cứ nhân vật nào? Ngày đại lễ giỗ lại là ngày mất của cháu dưới 10 đời, điều này hoàn toàn đi ngược lại phong tục và đạo lý của người Việt Nam.
Trước khi cụ Nguyễn Hữu Ba mất (ngày 22/11 al) thì ngày đại kị của chi họ này là ngày nào? Và vì sao phải đổi về ngày 22/11?! Rồi đến năm 2013 lại phải đổi từ ngày 22/11 về ngày 10/7?
2- Nếu nói nhà thờ chi họ Nguyễn Hữu này từ xa xưa đã thờ 4 nhân vật lịch sử lớn của đất nước thì vì sao KHÔNG CÓ GIA PHẢ và KHÔNG CÓ SĂC PHONG NÀO CỦA NHÀ LÊ VÀ NHÀ NGUYỄN cho 4 nhân vật lịch sử này? KHÔNG CÓ HOÀNH PHI CÂU ĐỐI NÀO CỦA THỜI LÊ HOẶC NỬA ĐẦU THỜI NGUYỄN?
3- Vì sao Sở VHTTDL Thanh Hóa cố tình LỜ và ỈM đi việc ông Phạm Văn Tuấn, Tiến sĩ Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thanh Hóa - nguyên Cán bộ Bảo tàng Thanh Hóa, là người trực tiếp xây dựng nên Hồ sơ DTLSVH nhà thờ Nguyễn Hữu này đã CÔNG KHAI THÚ NHẬN trong cuộc họp giữa Phó Giám đốc Sở VHTTDL Thanh Hóa, Chủ tịch UBND huyện Hà Trung với Đại diện các chi họ chúng tôi cùng ông Nguyễn Hữu Thoại và các đại diện của nhà thờ Nguyễn Hữu: “…Vậy thì những người mà làm hồ sơ ấy phải làm thế nào để cho cái di tích này mới được xếp hạng. Như thế là Cơ quan chuyên môn LỰA CHỌN 4 NHÂN VẬT TIÊU BIỂU NHẤT của họ Nguyễn…. thì 4 cái nhân vật này mới đủ sức để cái họ Nguyễn này mới được công nhận Di tích cấp quốc gia…”. (Băng ghi âm này chúng tôi đã chuyển trực tiếp cho Đoàn Thanh tra Sở VHTTDL Thanh Hóa. Hiện chúng tôi vẫn giữ bản gốc của băng ghi âm này, bà con ai có nhu cầu nghe để kiểm chứng thì gửi tin nhắn cho trang Họ Nguyễn Gia Miêu, chúng tôi sẽ đáp ứng).
Đây là phát biểu của một người có học vị, có trọng trách của ngành văn hóa tỉnh Thanh Hóa. Toàn thể Hội nghị KHÔNG CÓ BẤT KỲ AI PHẢN ĐỐI ý kiến phát biểu này của ông Tuấn.
4- Tại làng Gia Miêu, đất phát tích của nhà Nguyễn, có Nguyên Miếu thờ Triệu tổ Nguyễn Kim theo điển lễ quốc gia, có Tôn Miếu của con cháu trực hệ thờ Ngài theo phong tục thờ cúng Tổ tiên. Chi họ này là con cháu của ai mà dám mạo nhận?
5- Tại Bản kết luận này, Sở VHTTDL Thanh Hóa lại cố tình gắn cho cụ Nguyễn Văn Lang là Thái tể Trừng quốc công Nguyễn Văn Lang?! Chức Thái tể Trừng Quốc công là cụ Nguyễn Văn Lưu, thân phụ của Triệu tổ Nguyễn Kim. Chắc các vị có trách nhiệm của Sở VHTTDL Thanh Hóa lại định mập mờ đánh lận để đưa cụ Nguyễn Văn Lang vô thờ ở Nguyên Miếu đây.
Chúng tôi khuyên các vị nên tìm và đọc kỹ Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam thực lục và các bộ Phả của các chi họ Nguyễn - Gia Miêu.
6- Cụ Nguyễn Đức Trung thuộc chi Nhất (chi Cả);
- Cụ Nguyễn Văn Lang thuộc chi Năm;
- Triệu tổ Nguyễn Kim thuộc chi Bốn.
Phong tục và Đạo lý nào của người Việt cho phép thờ cúng lộn xộn như vậy?
NHƯ VẬY, NÓI LÀ THỜ CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ NHƯNG:
- Gia phả không có, chỉ có bản phô tô cóp pi;
- Chỉ có 1 bài vị nhưng không ghi tên ai;
- Không có sắc phong nào;
- Không có ngày giỗ của bất kỳ nhân vật lịch sử nào;
- Nhà thờ mới được xây dựng vào nửa cuối nhà Nguyễn (1898)!
Sáu (6) vấn đề đặt ra để bà con cùng xem và cùng thấy Sở VHTTDL Thanh Hóa đã quanh co bao che cho cấp dưới, ngụy biện và dối trá như thế nào trong Nội dung kết luận này. Sở VHTTDL Thanh Hóa muốn coi mọi việc “là đã rồi”, buộc cả dòng họ chúng tôi phải tuân theo cách làm Tạo chứng cớ giả của ông Tuấn.
(Tiếp kỳ sau: Nội dung thứ 4)