Bài viết số 8 về NGỤY TẠO CHỨNG CỨ DỰNG HỒ SƠ DI TÍCH QUỐC GIA Bài viết nhiều kỳ đăng vào thứ 3 và thứ 7 hàng tuần.
2021-05-12T01:14:29-04:00
2021-05-12T01:14:29-04:00
https://honguyengiamieu.info/nguy-tao-chung-cu-dung-ho-so-di-tich-quoc-gia/bai-viet-so-8-ve-nguy-tao-chung-cu-dung-ho-so-di-tich-quoc-gia-bai-viet-nhieu-ky-dang-vao-thu-3-va-thu-7-hang-tuan-274.html
/themes/egov/images/no_image.gif
Họ Nguyễn Gia Miêu
https://honguyengiamieu.info/uploads/logo-honguyen-giamieu-82x62_400_302_528_400.png
PHẦN II: THÔNG BÁO KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO VÀ PHẢN BÁC CỦA CHÚNG TÔI. Ngày 06/5/2019, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa ra Văn bản số 1481/TB- SVHTTDL, Thông báo kết quả giải quyết tố cáo.Trong văn bản dài 11 trang này, Sở VHTTDL Thanh Hóa đã quanh co, ngụy biện bao che cho việc Ngụy tạo chứng cứ của cấp dưới, không đưa ra đựơc bất kỳ tư liệu nào đủ sức thuyết phục để phản biện lại những cáo buộc trong Đơn của các chi họ Nguyễn - Gia Miêu.
Bài viết số 8 về NGỤY TẠO CHỨNG CỨ
DỰNG HỒ SƠ DI TÍCH QUỐC GIA
Bài viết nhiều kỳ đăng vào thứ 3 và thứ 7 hàng tuần.
PHẦN II: THÔNG BÁO KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO VÀ PHẢN BÁC CỦA CHÚNG TÔI.
Ngày 06/5/2019, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa ra Văn bản số 1481/TB- SVHTTDL, Thông báo kết quả giải quyết tố cáo.
Trong văn bản dài 11 trang này, Sở VHTTDL Thanh Hóa đã quanh co, ngụy biện bao che cho việc Ngụy tạo chứng cứ của cấp dưới, không đưa ra đựơc bất kỳ tư liệu nào đủ sức thuyết phục để phản biện lại những cáo buộc trong Đơn của các chi họ Nguyễn - Gia Miêu.
Vì Văn bản dài tới 11 trang, nên chúng tôi chỉ đăng các Nội dung kết luận việc thanh tra xác minh của Sở VHTTDL Thanh Hóa kèm theo lời Phản Bác của chúng tôi.
KẾT LUẬN
II- NỘI DUNG: NGỤY TẠO NIÊN ĐẠI CỦA DI TÍCH
“Căn cứ Thượng lương ghi năm tạo dựng nhà thờ ( 1898 ), căn cứ nội dung bia đá (Hậu tự bi ký) là hiện vật lưu giữ tại di tích cho thấy nhà thờ đã tồn tại từ trước năm 1898. Như vậy, nội dung tố cáo của công dân là sai”.
PHẢN BÁC CỦA CHÚNG TÔI:
1- Trong ngôi nhà gỗ thì cái Thượng lương là quan trọng nhất. Thượng lương là giấy khai sinh, là lý lịch của ngôi nhà. Không thể ngụy biện khi Thượng lương viết Xây dựng mới năm 1898 mà lại có thể nói nhà thờ đã có từ trước đó.
2- Trong nhà gỗ, mọi cái có thể thay đổi, nhưng Thượng lương nhà thờ thì không thể thay đổi, cho nên không thể dựa vào thời gian lập bia để nói rằng nhà thờ đã có từ trước đó. Đấy là ngụy biện.
3- Bia hậu được lập năm 1879, nhà thờ được xây dựng mới vào năm 1898 còn được ghi rõ ràng trên Thượng lương.
Nếu như bia hậu này là đúng thì càng chứng tỏ rằng trước 1898 chi họ này chưa xây nhà thờ. Phải dựa vào sự đóng góp của con cháu để đến năm 1898 mới xây dựng được nhà thờ.
4- Với cách làm không minh bạch của những người đứng đầu nhà thờ và những người có trách nhiệm của ngành văn hóa Thanh Hóa trong vụ việc này, chúng tôi có quyền nghi ngờ về nguồn gốc của tấm bia hậu này. Cụ thể những việc làm không minh bạch như:
- Nói có Gia phả nhưng mấy chục năm qua không ai được nhìn thấy gia phả gốc;
- Bia mộ của cụ Nguyễn Hữu Vĩnh được lấy về để ở nhà thờ để lấy đó làm tư liệu cho hồ sơ di tích, bất chấp đạo lý; Trong khi chi họ này không phải là con cháu cụ Nguyễn Hữu Vĩnh.
- Nguyên miếu đã bị phá hủy từ những năm 1953-1960, thì còn đâu đến năm 1976 để chi họ này lấy bát hương của cụ Nguyễn Kim về phụng thờ?
- Thờ cụ Nguyễn Văn Lang nhưng trong gia phả không có tên.
Vậy liệu rằng tấm bia hậu này có thể được lấy từ 1 nơi khác về để làm tư liệu lập hồ sơ di tích hay không?
5- Bia hậu lập vào năm 1879, đến năm 1998 làm hồ sơ di tích là 120 năm. Chi họ này dựa vào những tư liệu nào để chứng minh bà Nguyễn Thị Thắm (người cúng hậu) đúng là con gái họ? Và bia này đã được cúng đúng vào nhà thờ này mà không phải là nhà thờ khác, do cùng trong làng Gia Miêu còn có 3 chi họ Nguyễn khác?
6- Trong bản kết luận có phân trần rằng: “phụ thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình mà nhà thờ Nguyễn Hữu trước năm 1898 có thể được làm bằng vật liệu kém bền vững (tranh tre, luồng, nứa), đến năm 1898 có điều kiện thì dựng nhà bằng gỗ”
Nói như vậy thì Sở VHTTDL Thanh Hóa hầu như không có hiểu biết về họ Nguyễn - Gia Miêu. Đây là một Danh gia vọng tộc, dưới cụ Nguyễn Công Duẩn có 7 người con trai là Quốc công và Quận công; Có cháu nội là Hoàng Thái hậu, một cháu nội nữa là Nghĩa Huân vương được đúc tượng vàng để thờ; Chắt nội Cụ là Thái sư Thượng phụ Hưng Quốc công, đứng trên thiên hạ; Bản thân cụ có gần 500 mẫu ruộng truyền đời cho các con cháu. Thế tài sản của cụ Nguyễn Công Duẩn và của các con, cháu, chắt cụ để đi đâu mà để nhà thờ phải làm bằng tranh tre, luồng nứa? Rõ là cãi chầy cãi bửa.
Lại nữa, giả như có nhà thờ bằng tranh tre thật, thì khi dựng được nhà gỗ thì phải ghi trên Thượng lương là TÔN TẠO (làm lại cho to đẹp) chứ không ai ghi KIẾN, bởi lẽ nếu ghi KIẾN (xây dựng mới) thì hóa ra là trước đó ko có nhà thờ?
7- Giả sử bia hậu này là đúng, thì năm 1879 là năm bà Nguyễn Thị Thắm quyết định hiến toàn bộ tài sản để xây dựng nhà thờ, nhưng đến khi bà mất thì tài sản này mới thuộc quyền định đoạt của chi họ. Hiến mà lấy ngay thì ở vào đâu, lấy gì mà sống? Như vậy, phải có tài sản cúng tiến này cùng với công đức của các gia đình khác thì đến năm 1898 chi họ này mới đủ kinh tế để xây dựng nhà thờ.
Bẩy (7) vấn đề đặt ra để bà con cùng xem và cùng thấy Sở VHTTDL Thanh Hóa đã quanh co bao che cho cấp dưới, ngụy biện và dối trá như thế nào trong Nội dung kết luận này. Sở VHTTDL Thanh Hóa muốn coi mọi việc “là đã rồi”, buộc cả dòng họ chúng tôi phải tuân theo cách làm Tạo chứng cớ giả của ông Tuấn.
(Tiếp kỳ sau: Nội dung thứ 3)