Bài viết số 17 về NGỤY TẠO CHỨNG CỨ DỰNG HỒ SƠ DI TÍCH QUỐC GIA.Bài viết nhiều kỳ đăng vào thứ 3 và thứ 7 hàng tuần
2021-05-12T01:18:11-04:00
2021-05-12T01:18:11-04:00
https://honguyengiamieu.info/nguy-tao-chung-cu-dung-ho-so-di-tich-quoc-gia/bai-viet-so-17-ve-nguy-tao-chung-cu-dung-ho-so-di-tich-quoc-gia-bai-viet-nhieu-ky-dang-vao-thu-3-va-thu-7-hang-tuan-285.html
/themes/egov/images/no_image.gif
Họ Nguyễn Gia Miêu
https://honguyengiamieu.info/uploads/logo-honguyen-giamieu-82x62_400_302_528_400.png
Bài viết số 17 về NGỤY TẠO CHỨNG CỨ DỰNG HỒ SƠ DI TÍCH QUỐC GIA. Bài viết nhiều kỳ đăng vào thứ 3 và thứ 7 hàng tuần.PHẦN III: ĐƠN TỐ CÁO LẦN THỨ 2 VỤ NGỤY TẠO CHỨNG CỨ LỊCH SỬ ĐỂ XÂY DỰNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP QUỐC GIA.Ngày 06/5/2019, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Thông báo số 1481/TB- SVHTTDL thông báo kết quả giải quyết Đơn tố cáo của các chi họ Nguyễn- Gia Miêu đồng tố cáo ông Phạm Văn Tuấn- Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thanh Hóa, nguyên cán bộ Bảo tàng Thanh Hóa đã ngụy tạo nhiều chứng cứ lịch sử để đưa nhà thờ chi họ Nguyễn Hữu làng Gia Miêu, xã Hà Long trở thành di tích cấp quốc gia, làm sai lệch nơi thờ tự, sai lệch thế thứ anh em của Tổ tiên. Không đồng ý và phản bác các nội dung trong Thông báo, chúng tôi khảng định: Đơn tố cáo của dòng họ chúng tôi đối với ông Phạm Văn Tuấn lần thứ Nhất là có căn cứ nhưng không được giải quyết đúng đắn.Căn cứ vào:
Bài viết số 17 về
NGỤY TẠO CHỨNG CỨ DỰNG HỒ SƠ DI TÍCH QUỐC GIA.
Bài viết nhiều kỳ đăng vào thứ 3 và thứ 7 hàng tuần.
PHẦN III: ĐƠN TỐ CÁO LẦN THỨ 2 VỤ NGỤY TẠO CHỨNG CỨ LỊCH SỬ ĐỂ XÂY DỰNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP QUỐC GIA.
Ngày 06/5/2019, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Thông báo số 1481/TB- SVHTTDL thông báo kết quả giải quyết Đơn tố cáo của các chi họ Nguyễn- Gia Miêu đồng tố cáo ông Phạm Văn Tuấn- Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thanh Hóa, nguyên cán bộ Bảo tàng Thanh Hóa đã ngụy tạo nhiều chứng cứ lịch sử để đưa nhà thờ chi họ Nguyễn Hữu làng Gia Miêu, xã Hà Long trở thành di tích cấp quốc gia, làm sai lệch nơi thờ tự, sai lệch thế thứ anh em của Tổ tiên. Không đồng ý và phản bác các nội dung trong Thông báo, chúng tôi khảng định: Đơn tố cáo của dòng họ chúng tôi đối với ông Phạm Văn Tuấn lần thứ Nhất là có căn cứ nhưng không được giải quyết đúng đắn.
Căn cứ vào:
- Kiến nghị tại Thông báo số 1481/TB- SVHTTDL ngày 06/5/2019 của Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa;
- Từ những kết quả của cuộc thanh tra do đoàn thanh tra Sở VHTTDL Thanh Hóa công bố công khai trong thông báo;
Lần thứ 2 chúng tôi tiếp tục tố cáo ông Phạm Văn Tuấn đã cố ý ngụy tạo nhiều chứng cứ lịch sử để nâng tầm di tích gây ra nhiều hệ lụy trong việc thờ cúng Tổ tiên của dòng họ Nguyễn- Gia Miêu.
NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ TIẾP TỤC TỐ CÁO NHƯ SAU:
- CĂN CỨ SỐ 2/- TỪ KẾT QUẢ CỦA THANH TRA SỞ VHTTDL
5/2: * Về việc “CỐ Ý THỔI PHỒNG GIÁ TRỊ CỦA NHÀ THỜ”.
Từ một nhà thờ của chi họ Nguyễn Hữu, thờ chi Tổ là cụ Nguyễn Hữu Ba, kị vào ngày 22/11 âm lịch, ông Phạm Văn Tuấn đã ngụy tạo thổi phồng thành nhà thờ họ Nguyễn Hữu suốt nhiều thế kỷ qua. Chúng tôi xin hỏi, là nhà thờ của dòng họ suốt nhiều thế kỷ qua, nhưng Vì sao:
- Vì sao đến năm 1898 mới có nhà thờ xây dựng mới?
- Vì sao không có bài vị ghi Chức tước, họ tên của bất kỳ Nhân vật lịch sử nào hoặc của bất kỳ vị Tiên tổ nào của họ Nguyễn- Gia Miêu?
- Vì sao không có bất kỳ ngày giỗ kị nào của bất kỳ Nhân vật lịch sử nào hoặc của bất kỳ vị Tiên tổ nào của họ Nguyễn- Gia Miêu?
- Vì sao lại lấy ngày kị của cụ Tổ chi Nguyến Hữu Ba (một nhân vật không có tên tuổi trong họ Nguyễn- Gia Miêu) làm ngày Đại lễ giỗ của các Nhân vật lịch sử và của các vị Tiên tổ của họ Nguyễn- Gia Miêu? Như thế có phải là phạm tội Bất hiếu và Bất kính với Tổ tiên không?
Xin nhớ rằng, họ Nguyễn-Gia Miêu là Danh Gia Vọng Tộc, không thể có kiểu thờ cúng không có phép tắc như thế !
Rồi ông Tuấn lại còn bịa đặt rằng “đây là nơi sinh thành và nuôi dưỡng các nhân vật lịch sử lớn của đất nước”, và bịa đặt trắng trợn hơn rằng “Đây còn là nơi cội nguồn gốc rễ của Triệu tổ nhà Nguyễn”. Xin hỏi:
- Gia phả không có, bài vị không có, ngày giỗ không phải, thế thì dựa vào cái gì để nói rằng đây là nơi sinh thành và nuôi dưỡng các nhân vật lịch sử?
Làm khoa học, làm việc dòng họ thì phải dựa trên các tư liệu xác thực, đáng tin cậy. Ông Tuấn và một nhóm người không thể lừa dối bà con mãi được.
Cũng Phải nói, Triệu tổ nhà Nguyễn được con cháu trực hệ thờ tại Tôn miếu, quốc gia thờ tại Nguyên miếu. Chúng tôi đã đến thắp hương và tìm hiểu tại Tôn miếu, ở Tôn miếu có đầy đủ gia phả và tư liệu để chứng minh đây là Tôn Miếu. Ông Tuấn làm sao cãi được.
Ông Tuấn còn bày đặt rằng di tích này là quan trọng “nên nó được sự quan tâm nghiên cứu trên nhiều phương diện của các nhà sử học, các nhà nghiên cứu văn hóa, các nhà nghiên cứu nghệ thuật trong nhiều thập kỷ qua (tính đến năm 1998 là năm lập hồ sơ di tích)”. Quả là quảng cáo rất kêu, nhưng xin được hỏi ông Tuấn:
- Các nhà sử học đã đến đây để nghiên cứu cái gì mà để đến mãi tháng 5 năm 2018 Viện Sử học phải về để dịch thuật gia phả (coppy) và các hoành phi câu đối thời Nguyễn của di tích này theo yêu cầu của ông Nguyễn Hữu Thoại? Thế té ra các nhà sử học về đây nghiên cứu suốt nhiều thập kỷ qua mà không đọc và dịch được 1 chữ Hán Nôm nào ở nhà thờ này?
- Đã đề nghị nêu ra các tác giả và các công trình khoa học nghiên cứu về nhà thờ này trong nhiều thập kỷ qua, thế nhưng cả ông Tuấn và Đoàn thanh tra của Sở văn hóa đã không dẫn ra được bất cứ tác giả và công trình nghiên cứu nào. Thế thì theo dân dã có thể gọi là Phét lác không?
Các vấn đề đặt ra trong Tố cáo lần thứ 2 nhằm mục đích làm rõ hơn VIỆC NGỤY TẠO CÁC CHỨNG CỨ LỊCH SỬ VÀ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG HỒ SƠ DI TÍCH QUỐC GIA của ông Phạm Văn Tuấn. Phản bác lại các lý lẽ quanh co, ngụy biện và dối trá nhằm bao che cho cấp dưới của Sở VHTTDL Thanh Hóa.
(Chúng tôi xin lỗi vì phần Kiến nghị phải lùi lại sang bài sau để đi cùng phần Kết luận).
(Tiếp kỳ sau: Kết luận và Kiến nghị).