Bài viết số 14 về NGỤY TẠO CHỨNG CỨ DỰNG HỒ SƠ DI TÍCH QUỐC GIA Bài viết nhiều kỳ đăng vào thứ 3 và thứ 7 hàng tuần.

Thứ sáu - 04/09/2020 21:00 223 0
Bài viết số 14 về NGỤY TẠO CHỨNG CỨ DỰNG HỒ SƠ DI TÍCH QUỐC GIA Bài viết nhiều kỳ đăng vào thứ 3 và thứ 7 hàng tuần.PHẦN III: ĐƠN TỐ CÁO LẦN THỨ 2VỤ NGỤY TẠO CHỨNG CỨ LỊCH SỬ ĐỂ XÂY DỰNG HỒ SƠ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP QUỐC GIA.Ngày 06/5/2019, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Thông báo số 1481/TB- SVHTTDL thông báo kết quả giải quyết Đơn tố cáo của các chi họ Nguyễn- Gia Miêu đồng tố cáo ông Phạm Văn Tuấn- Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thanh Hóa, nguyên cán bộ Bảo tàng Thanh Hóa đã ngụy tạo nhiều chứng cứ lịch sử để đưa nhà thờ chi họ Nguyễn Hữu làng Gia Miêu, xã Hà Long trở thành di tích cấp quốc gia, làm sai lệch nơi thờ tự, sai lệch thế thứ anh em của Tổ tiên. Không đồng ý và phản bác các nội dung trong Thông báo, chúng tôi khảng định: Đơn tố cáo của dòng họ chúng tôi đối với ông Phạm Văn Tuấn lần thứ Nhất là có căn cứ nhưng không được giải quyết đúng đắn.Căn cứ vào:

Bài viết số 14 về
NGỤY TẠO CHỨNG CỨ DỰNG HỒ SƠ DI TÍCH QUỐC GIA
Bài viết nhiều kỳ đăng vào thứ 3 và thứ 7 hàng tuần.
PHẦN III: ĐƠN TỐ CÁO LẦN THỨ 2
VỤ NGỤY TẠO CHỨNG CỨ LỊCH SỬ ĐỂ XÂY DỰNG HỒ SƠ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP QUỐC GIA.
Ngày 06/5/2019, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Thông báo số 1481/TB- SVHTTDL thông báo kết quả giải quyết Đơn tố cáo của các chi họ Nguyễn- Gia Miêu đồng tố cáo ông Phạm Văn Tuấn- Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thanh Hóa, nguyên cán bộ Bảo tàng Thanh Hóa đã ngụy tạo nhiều chứng cứ lịch sử để đưa nhà thờ chi họ Nguyễn Hữu làng Gia Miêu, xã Hà Long trở thành di tích cấp quốc gia, làm sai lệch nơi thờ tự, sai lệch thế thứ anh em của Tổ tiên. Không đồng ý và phản bác các nội dung trong Thông báo, chúng tôi khảng định: Đơn tố cáo của dòng họ chúng tôi đối với ông Phạm Văn Tuấn lần thứ Nhất là có căn cứ nhưng không được giải quyết đúng đắn.
Căn cứ vào:
- Kiến nghị tại Thông báo số 1481/TB- SVHTTDL ngày 06/5/2019 của Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa;
- Từ những kết quả của cuộc thanh tra do đoàn thanh tra Sở VHTTDL Thanh Hóa công bố công khai trong thông báo;
Lần thứ 2 chúng tôi tiếp tục tố cáo ông Phạm Văn Tuấn đã cố ngụy tạo nhiều chứng cứ lịch sử để nâng tầm di tích gây ra nhiều hệ lụy trong việc thờ cúng Tổ tiên của dòng họ Nguyễn- Gia Miêu.
NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ TIẾP TỤC TỐ CÁO NHƯ SAU
CĂN CỨ SỐ 2/- TỪ KẾT QUẢ CỦA THANH TRA SỞ VHTTDL
2/2: * Về “NGỤY TẠO NIÊN ĐẠI LỊCH SỬ CỦA DI TÍCH”:
- Viện Sử học là một Viện nghiên cứu khoa học nổi tiếng thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, khi nghiên cứu để đánh giá bất cứ vấn đề gì về lịch sử họ đều dựa vào CHỨNG CỨ PHÁP LÝ gồm Nhân chứng- Vật chứng- Bút lục, chứ không thể dựa vào bất cứ phán đoán mơ hồ nào ngoài Luật quy định. Kết luận của Viện Sử học viết rất rõ NHÀ THỜ “TẠO DỰNG VÀO NĂM THÀNH THÁI THỨ 10 (1898), Thượng lương còn viết “ĐẶT THƯỢNG LƯƠNG NĂM QUÝ TỊ (1893)”, cho thấy: THƯỢNG LƯƠNG NHÀ THỜ THỜ ĐẶT LÊN NÓC MỘT NHÀ THỜ CHƯA XÂY DỰNG LÀ MỘT ĐIỀU KHÔNG THỂ CÓ ĐƯỢC! vì sẽ đặt vào đâu khi nhà chưa xây? Mà nhà thờ họ này chỉ mới xây dựng cách nay MỘT THẾ KỶ chứ không phải TRONG NHIỀU THẾ KỶ như hồ sơ viết.
Đoàn Thanh tra của Sở VHTTDL Thanh Hóa đã bao che khi cho rằng “đây là một cách viết ước lượng về khoảng cách thời gian” thì chứng tỏ Đoàn Thanh tra không học Luật Thanh tra, Luật khiếu nại tố cáo của công dân, Luật hình sự phần nói về Chứng cứ pháp lý rồi cãi chầy cãi bửa.
Bút lục bằng chữ Hán Nôm trên Thượng lương nhà thờ của Viện Sử học dịch ra LÀ MỘT CHỨNG CỨ KHOA HỌC THUỘC LOẠI CẤM CÃI nhưng Đoàn thanh tra vẫn cãi chầy cãi cối như trên là coi thường một Viện khoa học và các nhà khoa học đầy uy tín của quốc gia, cố tình bao che cho việc làm xấu của ông Tuấn, làm bẽ mặt lãnh đạo Sở VHTTDL và tỉnh Thanh Hóa, khiến các nhà khoa học bất bình.
(Ôi chao! Nhà thờ mới có một thế kỷ mà ông Tuấn đã Ngụy tạo trong Lý lịch di tích thành nhiều thế kỷ? Và vẫn được Đoàn thanh tra Sở Văn hóa cho rằng cách viết này là “cách viết ước lượng về thời gian” và “nội dung viết trên là không sai???”)
- Thêm nữa, để tỏ ra lý lẽ của mình là đúng, Đoàn thanh tra còn bao biện thêm rằng “phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình mà nhà thờ Nguyễn Hữu trước năm 1898 có thể được làm bằng vật liệu kém bền vững (tranh tre, luồng, nứa), đến năm 1898 có điều kiện thì dựng nhà bằng gỗ”. Như vậy, Đoàn thanh tra cũng đã phải công nhận nhà thờ này chỉ MỚI ĐƯỢC XÂY DỰNG VÀO NĂM 1898!
Nhưng, nói nhà thờ trước đó được làm bằng vật liệu rẻ tiền thì đúng là rất thiếu suy nghĩ. Vì:
- Cụ Nguyễn Công Duẩn có tới hơn 470 mẫu ruộng truyền cho con cháu;
- Các con, cháu chắt Cụ đều có chức tước lớn trong triều, có người là Hoàng Thái hậu; có người là Nghĩa Huân vương được Vua cho đúc tượng vàng để thờ; chắt cụ là ngài Nguyễn Kim là Thái sư Thượng phụ Hưng quốc công kiêm tất cả các việc trong ngoài, dưới một người mà trên muôn người.
Thế thì tài sản đi đâu mà phải làm nhà bằng tranh tre luồng nứa?
- Ngài Nguyễn Văn Lang được Vua cho đúc tượng vàng để thờ. Chẳng lẽ tượng vàng thờ trong nhà tranh sao?
Các vấn đề đặt ra trong Tố cáo lần thứ 2 nhằm mục đích làm rõ hơn VIỆC NGỤY TẠO CÁC CHỨNG CỨ LỊCH SỬ VÀ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG HỒ SƠ DI TÍCH QUỐC GIA của ông Phạm Văn Tuấn. Phản bác lại các lý lẽ quanh co, ngụy biện và dối trá nhằm bao che cho cấp dưới của Sở VHTTDL Thanh Hóa.
(Tiếp kỳ sau: Nội dung tố cáo thứ 3/2)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây