Bài viết số 12 về NGỤY TẠO CHỨNG CỨ DỰNG HỒ SƠ DI TÍCH QUỐC GIA Bài viết nhiều kỳ đăng vào thứ 3 và thứ 7 hàng tuần
2021-05-12T01:16:04-04:00
2021-05-12T01:16:04-04:00
https://honguyengiamieu.info/nguy-tao-chung-cu-dung-ho-so-di-tich-quoc-gia/bai-viet-so-12-ve-nguy-tao-chung-cu-dung-ho-so-di-tich-quoc-gia-bai-viet-nhieu-ky-dang-vao-thu-3-va-thu-7-hang-tuan-279.html
/themes/egov/images/no_image.gif
Họ Nguyễn Gia Miêu
https://honguyengiamieu.info/uploads/logo-honguyen-giamieu-82x62_400_302_528_400.png
Bài viết số 12 về NGỤY TẠO CHỨNG CỨ DỰNG HỒ SƠ DI TÍCH QUỐC GIA Bài viết nhiều kỳ đăng vào thứ 3 và thứ 7 hàng tuầnPHẦN III: ĐƠN TỐ CÁO LẦN THỨ 2VỤ NGỤY TẠO CHỨNG CỨ LỊCH SỬ ĐỂ XÂY DỰNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP QUỐC GIA.Ngày 06/5/2019, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Thông báo số 1481/TB- SVHTTDL thông báo kết quả giải quyết Đơn tố cáo của các chi họ Nguyễn- Gia Miêu đồng tố cáo ông Phạm Văn Tuấn- Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thanh Hóa, nguyên cán bộ Bảo tàng Thanh Hóa đã ngụy tạo nhiều chứng cứ lịch sử để đưa nhà thờ chi họ Nguyễn Hữu làng Gia Miêu, xã Hà Long trở thành di tích cấp quốc gia, làm sai lệch nơi thờ tự, sai lệch thế thứ anh em của Tổ tiên.
Bài viết số 12 về
NGỤY TẠO CHỨNG CỨ
DỰNG HỒ SƠ DI TÍCH QUỐC GIA
Bài viết nhiều kỳ đăng vào thứ 3 và thứ 7 hàng tuần
PHẦN III: ĐƠN TỐ CÁO LẦN THỨ 2
VỤ NGỤY TẠO CHỨNG CỨ LỊCH SỬ ĐỂ XÂY DỰNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP QUỐC GIA.
Ngày 06/5/2019, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Thông báo số 1481/TB- SVHTTDL thông báo kết quả giải quyết Đơn tố cáo của các chi họ Nguyễn- Gia Miêu đồng tố cáo ông Phạm Văn Tuấn- Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thanh Hóa, nguyên cán bộ Bảo tàng Thanh Hóa đã ngụy tạo nhiều chứng cứ lịch sử để đưa nhà thờ chi họ Nguyễn Hữu làng Gia Miêu, xã Hà Long trở thành di tích cấp quốc gia, làm sai lệch nơi thờ tự, sai lệch thế thứ anh em của Tổ tiên.
Không đồng ý và phản bác các nội dung trong Thông báo, chúng tôi khảng định: Đơn tố cáo của dòng họ chúng tôi đối với ông Phạm Văn Tuấn lần thứ Nhất là có căn cứ nhưng không được giải quyết đúng đắn.
Căn cứ vào:
- Kiến nghị tại Thông báo số 1481 ngày 06/5/2019 của Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa;
- Từ những kết quả của cuộc thanh tra do đoàn thanh tra Sở VHTTDL Thanh Hóa công bố công khai trong thông báo;
Lần thứ 2 chúng tôi tiếp tục tố cáo ông Phạm Văn Tuấn đã cố ngụy tạo nhiều chứng cứ lịch sử để nâng tầm di tích gây ra nhiều hệ lụy trong việc thờ cúng Tổ tiên của dòng họ Nguyễn- Gia Miêu.
NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ TIẾP TỤC TỐ CÁO NHƯ SAU
CĂN CỨ SỐ1/- Từ Kiến nghị của ông Giám đốc Sở VHTTDL Phạm Duy Phương
Trong phần III của Thông báo này, ông Phương KIẾN NGHỊ:
“Về mối quan hệ của các nhân vật lịch sử được thờ tại di tích nhà thờ Nguyễn Hữu, xã Hà Long, huyện Hà Trung có sự không trùng khớp giữa nội dung được ghi chép trong các tài liệu chính sử với các bản gia phả của các chi họ Nguyễn Hữu. Những vấn đề này cần có sự tham gia của các cơ quan, các nhà khoa học chuyên ngành tiếp tục nghiên cứu”.
Đây là một Kiến nghị xác đáng, khoa học, thấu lý, đạt tình của một nhà khoa học, một nhà quản lý có tâm và có tầm. Kiến nghị đã chỉ rõ cốt lõi của những sai lầm chết người trong hồ sơ di tích: đó là các tài liệu được ông Tuấn sử dụng để dựng nên hồ sơ di tích đều: “Không thống nhất giữa Chính sử là lịch sử của quốc gia với Gia phả là lịch sử của dòng họ và các cơ quan, các nhà khoa học chuyên ngành tiếp tục nghiên cứu”. Kiến nghị này cho thấy, lãnh đạo Sở VHTTDL đã khảng định hồ sơ do ông Tuấn dựng nên đã đẩy bộ máy lãnh đạo của ngành văn hóa, của UBND tỉnh Thanh Hóa vào một vụ ngụy tạo chứng cứ lịch sử trong hồ sơ di tích quốc gia đầy tai tiếng, khó lòng sửa chữa được. Nếu các nhà khoa học của Viện nghiên cứu lịch sử quân sự, Viện Hán Nôm, Viện Di sản và các cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh, truyền hình trong nước vào cuộc, chắc chắn sẽ còn phát hiện ra nhiều sai sót khác trong hồ sơ di tích này và có thể có ở một số hồ sơ di tích khác!
Qua Kiến nghị này, chúng ta thấy người viết hồ sơ di tích đã khai thác những khía cạnh có lợi nhất trong Chính sử và Gia phả để tạo sức nặng cho hồ sơ di tích, để lại mâu thuẫn trầm trọng cho hồ sơ di tích này. Đó là:
1- Theo gia phả, cụ Nguyễn Công Duẩn có công lao rất lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của Lê Thái tổ, Cụ được phong Bình Ngô khai quốc công thần, được ban Quốc tính, được ban 470 mẫu ruộng, được quản Quân dân sự vụ của huyện Tống Sơn, được phong Thái bảo Hoằng Quốc công. Nhưng:
- Không có dòng nào chép về Cụ trong Chính sử;
- Khi mất cũng không có nếp nhà đàng hoàng để thờ cúng cùng con cháu mà phải thờ trong nhà thờ tạm bằng “tranh tre, luồng nứa” (kết luận của Sở VHTTDL Thanh Hóa).
2- Cụ Nguyễn Văn Lang không có tên trong Gia phả photocopy của di tích, thế nhưng người viết Hồ sơ di tích đã lợi dụng câu chữ mập mờ trong Chính sử để gán Cụ là con trai của cụ Nguyễn Đức Trung.
3- Cũng trong bản phả này, cụ Nguyễn Đức Trung ở chi Nhất, cụ Nguyễn Kim ở chi Tư, nhưng tác giả của Hồ sơ di tích này cố gán thành huyết thống trực hệ, nhằm làm cho việc thờ cúng các nhân vật lịch sử “được cơ quan chuyên môn lựa chọn đưa vô thờ” tại nhà thờ chi họ này phù hợp với phong tục thờ cúng Tổ tiên của người Việt.
Các vấn đề đặt ra trong Tố cáo lần thứ 2 nhằm mục đích làm rõ hơn các sai phạm của ông Phạm Văn Tuấn. Phản bác lại các lý lẽ quanh co, ngụy biện và dối trá nhằm bao che cho cấp dưới của Sở VHTTDL Thanh Hóa.
(Tiếp kỳ sau: Nội dung tố cáo thứ 2)