Bài viết số 11 về NGỤY TẠO CHỨNG CỨ DỰNG HỒ SƠ DI TÍCH QUỐC GIA ( Bài viết nhiều kỳ đăng vào thứ 3 và thứ 7 hàng tuần)

Thứ hai - 20/07/2020 21:00 259 0
Bài viết số 11 vềNGỤY TẠO CHỨNG CỨDỰNG HỒ SƠ DI TÍCH QUỐC GIA( Bài viết nhiều kỳ đăng vào thứ 3 và thứ 7 hàng tuần)PHẦN II: THÔNG BÁO KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO và PHẢN BÁC CỦA CHÚNG TÔI.Ngày 06/5/2019, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa ra Văn bản số 1481/TB- SVHTTDL, Thông báo kết quả giải quyết tố cáo do các chi họ Nguyễn- Gia Miêu tố cáo.Trong văn bản dài 11 trang này, Sở VHTTDL Thanh Hóa đã quanh co, ngụy biện bao che cho việc Ngụy tạo chứng cứ của cấp dưới, không đưa ra đựơc bất kỳ tư liệu nào đủ sức thuyết phục để phản biện lại những cáo buộc trong Đơn của các chi họ Nguyễn - Gia Miêu.Vì văn bản dài tới 11 trang, nên chúng tôi chỉ đăng từng Nội dung kết luận, trong từng bài việc thanh tra xác minh của Sở VHTTDL Thanh Hóa kèm theo lời phản bác của chúng tôi.
Bài viết số 11 về
NGỤY TẠO CHỨNG CỨ
DỰNG HỒ SƠ DI TÍCH QUỐC GIA
( Bài viết nhiều kỳ đăng vào thứ 3 và thứ 7 hàng tuần)
PHẦN II: THÔNG BÁO KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO và PHẢN BÁC CỦA CHÚNG TÔI.
Ngày 06/5/2019, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa ra Văn bản số 1481/TB- SVHTTDL, Thông báo kết quả giải quyết tố cáo do các chi họ Nguyễn- Gia Miêu tố cáo.
Trong văn bản dài 11 trang này, Sở VHTTDL Thanh Hóa đã quanh co, ngụy biện bao che cho việc Ngụy tạo chứng cứ của cấp dưới, không đưa ra đựơc bất kỳ tư liệu nào đủ sức thuyết phục để phản biện lại những cáo buộc trong Đơn của các chi họ Nguyễn - Gia Miêu.
Vì văn bản dài tới 11 trang, nên chúng tôi chỉ đăng từng Nội dung kết luận, trong từng bài việc thanh tra xác minh của Sở VHTTDL Thanh Hóa kèm theo lời phản bác của chúng tôi.
KẾT LUẬN viết:
V- NỘI DUNG TỐ CÁO: NGỤY TẠO NGÀY GIỖ CỦA CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ.
Kết luận của Sở VHTTDL Thanh Hóa về Nội dung tố cáo thứ NĂM này như sau:
“ Nội dung hồ sơ khoa học di tích Nhà thờ họ Nguyễn Hữu, làng Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung không có ghi ngày mất (cũng là ngày giỗ) của các nhân vật lịch sử. Việc chọn ngày làm giỗ ông tổ họ, tổ chi, cành, ông bà, cha mẹ nói chung và các nhân vật lịch sử đang được thờ tại Nhà thờ Nguyễn Hữu hoàn toàn do con cháu trong dòng họ nhớ ngày mất để làm giỗ và lựa chọn ngày phù hợp con cháu thống nhất thực hiện. Do vậy nội dung tố cáo ngụy tạo ngày giỗ của nhân vật lịch sử là sai”.
PHẢN BÁC CỦA CHÚNG TÔI:
1 - Chúng tôi từ buồn cười đến ngạc nhiên và phẫn nộ vì cách giải thích không có đạo lý của một số người làm di sản và làm văn hóa ở Sở VHTTDL Thanh Hóa. Nói con cháu lựa chọn ngày (giỗ) phù hợp thống nhất thực hiện, thế chẳng phải con cháu được quyền chọn ngày mất của cụ Tổ ư?
Thứ hai, phải biết con cháu đó thuộc chi Trưởng hay chi thứ, hay các chi cùng đại tộc họp cùng nhau viết biên bản thống nhất để lại ngày thờ cúng tổ tiên cho muôn đời sau? Chứ đằng này chỉ một chi nhỏ, không phải chi Trưởng, người đứng đầu chi đó không phải là Tộc trưởng của một dòng họ, sao cán bộ và lãnh đạo sở Văn Hóa Thanh Hóa lại có thể tin được? Chính cách làm này của Sở văn hóa đã khiến cả dòng tộc trở nên bất bình và phản ứng quyết liệt, vì họ cho rằng Sở VHTTDL Thanh Hóa đã và đang tiếp tay cho cho việc Thờ cúng lộn xộn không giống ai ở đất Gia Miêu, gây chia rẽ trong dòng tộc, dung túng cho những việc làm vi phạm Pháp luật về Di sản văn hóa trên địa bàn, tạo điều kiện cho một người/ một nhóm người trở thành cường hào trong dòng họ, bất chấp Kỉ cương và Đạo lý.
Theo phong tục thờ cúng Tổ tiên của người Việt, ngày kị lớn nhất trong năm ở bất cứ nhà thờ của dòng họ nào cũng phải là ngày kị (ngày mất) của cụ Tổ cao nhất đang được thờ tại nhà thờ, các Cụ có ngôi thứ thấp hơn thì hoặc là hợp kị, hoặc là làm lễ kị nhưng nhỏ hơn mang tính chất tưởng nhớ đến ngày mất của các Cụ.
Chỉ có những người thiếu hiểu biết, hoặc vì mục đích riêng mà cố tình lấy ngày kị của cụ Tổ chi nhà mình làm ngày đại kị của cụ Tổ dòng họ trên vai cả trên chục đời. Nếu cho thế là đúng thì các vị có phải là họ nhà tôm không?
Sở Văn Hóa Thanh Hóa, nơi giữ gìn Văn hóa thờ cúng của các tổ tiên của các dòng tộc hẳn là phái biết điều này, sao nhắm mắt “Làm bừa? Ký liều?”
2 - Phả photocopy của nhà thờ chi họ Nguyễn Hữu này không thể hiện cụ Nguyễn Công Duẩn hay nhân vật lịch sử nào có ngày mất 22/11 âm lịch.
“Nguyễn Phúc tộc thế phả” cũng không thể hiện cụ Nguyễn Công Duẩn hay nhân vật lịch sử nào có ngày mất 22/11 âm lịch cả.
Vậy ngày 22/11 âm lịch này là ngày mất của ai? Vì sao được chọn làm ngày Đại lễ giỗ cho cả họ? Vì sao cán bộ bảo tàng làm hồ sơ lại cố tình bỏ qua chi tiết này?
3 - Nói “con cháu trong dòng họ nhớ ngày mất để làm giỗ” thì đúng là con cháu chi họ Nguyễn Hữu này chỉ biết ngày mất của cụ Tổ chi Nguyễn Hữu Ba là ngày 22/11 âm lịch. Cán bộ làm hồ sơ cố tình lờ đi hay không biết ngày mất (ngày kị) của cụ Nguyễn Công Duẩn và các nhân vật lịch sử Nguyễn Đức Trung, Nguyễn Văn Lang, Nguyễn Kim, bởi vì từ năm 2013 trở về trước đã không hề có bất cứ ngày giỗ nào của 4 nhân vật lịch sử nói trên.
4 - Nếu giả sử có chuyện Con cháu của chi họ này thống nhất lựa chọn ngày 22/11 âm lịch hàng năm là ngày Đại lễ giỗ, thì:
- Ngày 22/11 âm lịch là ngày kị của cụ Nguyễn Hữu Ba, tổ của chi họ Nguyễn Hữu này, Vì sao chi họ này lại chọn ngày mất của cụ Tổ chi Nguyễn Hữu Ba để làm ngày Đại lễ giỗ của cụ Tổ khai sinh ra cả dòng họ lớn là họ Nguyễn - Gia Miêu?
- Việc lựa chọn này là của 1 chi họ nhỏ sao lại nói là của cả dòng họ?
- Trước khi đổi về ngày 22/11 thì trước đó ngày Đại lễ kị của chi họ này là ngày nào? Vì sao lại bỏ ngày kị của cụ Tổ và ngày kị của các nhân vật lịch sử trong dòng họ để chuyển về ngày kị của cụ Ba? Phải chăng ngày mất của Cụ Nguyễn Công Duẩn hoặc của các nhân vật lịch sử không xứng đáng được chọn bằng ngày mất của Cụ đồ Nguyễn Hữu Ba?
- Nếu con cháu đã lựa chọn ngày 22/11 là đúng rồi, thì tại sao đến năm 2013 lại phải thông báo đổi ngày Đại lễ giỗ về ngày 10/7 âl là ngày mất của cụ Nguyễn Công Duẩn (lại cũng sai vì Cụ Duẩn mất ngày 01/7 âm lịch)?
Như vậy là rõ ràng, nhà thờ này chỉ thờ cụ Tổ chi là cụ Nguyễn Hữu Ba, kị vào 22/11. Nói thờ các nhân vật lịch sử chỉ là ngụy tạo mà thôi
5 – Xin hỏi các vị lãnh đạo sở Văn hóa và ông Tiến sĩ Tuấn, và những người làm ra Thông báo này, ở nhà thờ họ nhà các vị có thờ cụ Tổ cao nhất không hay cũng chọn ngày mất của Ông bà nhà mình làm ngày giỗ tổ cả chi họ, cả dòng họ?
6 - Đề nghị Sở VHTTDL Thanh Hóa dẫn chứng có những nhà thờ họ nào thờ các nhân vật lịch sử không tuân theo thứ tự trực hệ như ở nhà thờ chi họ Nguyễn Hữu mà các ông đã dựng nên di tích này không?
Rất nhiều vấn đề còn để ngỏ như vậy mà vẫn xây dựng được DTLSVH quốc gia thì thật lạ. Chuyện chỉ có ở Thanh Hóa!
Sáu (6) vấn đề đặt ra để bà con cùng xem và cùng thấy Sở VHTTDL Thanh Hóa đã quanh co bao che cho cấp dưới, ngụy biện và dối trá như thế nào trong Nội dung kết luận này. Sở VHTTDL Thanh Hóa muốn coi mọi việc “là đã rồi”, buộc cả dòng họ chúng tôi phải tuân theo cách làm Tạo chứng cớ giả của ông Tuấn, để từ đó lừa dối lãnh đạo UBND tỉnh, lừa dối Cục Di sản và Bộ Văn hóa, lừa dối Hội đồng Di sản cấp quốc gia và lừa dối cả Chính phủ để lấy danh và lấy vài chục tỷ của Chính phủ, trong lúc dân Thanh Hóa đang liêu xiêu vì đói, vì lũ lụt, để đắp vào một di tích “Lịch sử cấp quốc gia” DỞM NÀY?
(Tiếp kỳ sau: Các nội dung của Đơn tố cáo lần thứ 2)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây