Bài viết số 10 về NGỤY TẠO CHỨNG CỨ - ỰNG HỒ SƠ DI TÍCH QUỐC GIA - Bài viết nhiều kỳ đăng vào thứ 3 và thứ 7 hàng tuần
2021-05-12T01:15:00-04:00
2021-05-12T01:15:00-04:00
https://honguyengiamieu.info/nguy-tao-chung-cu-dung-ho-so-di-tich-quoc-gia/bai-viet-so-10-ve-nguy-tao-chung-cu-ung-ho-so-di-tich-quoc-gia-bai-viet-nhieu-ky-dang-vao-thu-3-va-thu-7-hang-tuan-277.html
/themes/egov/images/no_image.gif
Họ Nguyễn Gia Miêu
https://honguyengiamieu.info/uploads/logo-honguyen-giamieu-82x62_400_302_528_400.png
Bài viết số 10 về NGỤY TẠO CHỨNG CỨ DỰNG HỒ SƠ DI TÍCH QUỐC GIA Bài viết nhiều kỳ đăng vào thứ 3 và thứ 7 hàng tuầnPHẦN II: THÔNG BÁO KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO và PHẢN BÁC CỦA CHÚNG TÔI.Ngày 06/5/2019, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa ra Văn bản số 1481/TB- SVHTTDL, Thông báo kết quả giải quyết tố cáo. Trong văn bản dài 11 trang này, Sở VHTTDL Thanh Hóa đã quanh co, ngụy biện bao che cho việc Ngụy tạo chứng cứ của cấp dưới, không đưa ra đựơc bất kỳ tư liệu nào đủ sức thuyết phục để phản biện lại những cáo buộc trong Đơn của các chi họ Nguyễn- Gia Miêu.
Bài viết số 10 về NGỤY TẠO CHỨNG CỨ
DỰNG HỒ SƠ DI TÍCH QUỐC GIA
Bài viết nhiều kỳ đăng vào thứ 3 và thứ 7 hàng tuần
PHẦN II: THÔNG BÁO KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO và PHẢN BÁC CỦA CHÚNG TÔI.
Ngày 06/5/2019, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa ra Văn bản số 1481/TB- SVHTTDL, Thông báo kết quả giải quyết tố cáo.
Trong văn bản dài 11 trang này, Sở VHTTDL Thanh Hóa đã quanh co, ngụy biện bao che cho việc Ngụy tạo chứng cứ của cấp dưới, không đưa ra đựơc bất kỳ tư liệu nào đủ sức thuyết phục để phản biện lại những cáo buộc trong Đơn của các chi họ Nguyễn- Gia Miêu.
Vì Văn bản dài tới 11 trang, nên chúng tôi chỉ đăng các Nội dung kết luận việc thanh tra xác minh của Sở VHTTDL Thanh Hóa kèm theo lời Phản Bác của chúng tôi.
KẾT LUẬN
IV- NỘI DUNG TỐ CÁO: CỐ Ý GHI SAI THẾ THỨ CỦA CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ.
Kết luận của Sở VHTTDL Thanh Hóa về Nội dung tố cáo thứ Tư này như sau: “ Mối quan hệ thế thứ của các nhân vật lịch sử thể hiện trong lý lịch di tích nhà thờ Nguyễn Hữu là căn cứ vào các sách Đại Việt sử ký toàn thư, Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Đại Nam nhất thống chí.
Theo nội dung Gia phả, Thế phả, Phả ký của các chi họ Nguyễn Hữu ghi chép về mối quan hệ giữa ông Nguyễn Đức Trung và ông Nguyễn Văn Lang không trùng khớp với nội dung được ghi chép trong các tài liệu chính sử. Vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu, làm rõ”.
PHẢN BÁC CỦA CHÚNG TÔI:
1- GIA PHẢ là SỬ của một Gia tộc. Trong Phả, người ta ghi chép quan hệ thế thứ, trên dưới, ngày sinh ngày mất và hành trạng của Tổ tiên, con cháu trong gia tộc. Việc ghi chép Gia phả phải do người có quan hệ huyết thống trong dòng họ thực hiện.
- CHÍNH SỬ là SỬ của một Quốc gia. Chính sử ghi chép những công việc của đất nước, mà chủ yếu là những việc làm có quan hệ tới Vua Chúa.
GIA PHẢ và CHÍNH SỬ bổ xung cho nhau nhưng không thể thay thế nhau. Không nên nhầm lẫn giữa GIA PHẢ và CHÍNH SỬ.
2- Trong Chính sử, các chỗ có liên quan đến các nhân vật lịch sử của họ Nguyễn- Gia Miêu đều để các nghi vấn hoặc để trống. Cụ thể:
+ Trong Đại Việt sử ký toàn thư chép đại ý:
- “Nguyễn Văn Lang là thân thích của Trường lạc Hoàng Thái hậu”. Không nói Nguyễn Văn Lang là Anh hay Em ruột của Bà.
- “Có thuyết nói rằng An Thanh hầu Nguyễn Kim là con Nguyễn Hoằng Dụ”. Đây hoàn toàn là một nghi vấn chứ không khẳng định.
+ Trong Đại Nam thực lục, đoạn chép về Ông nội của Chúa Nguyễn Hoàng là Trừng Quốc công nhưng họ tên thì để trống vì kiêng húy.
+ Về Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn, ông không phải họ Nguyễn! Đây là những ghi chép về nhiều thứ (tạp lục) ở miền biên viễn của ông, do vậy cuốn Phủ biên tạp lục không thể thay thế cho Gia phả của họ Nguyễn- Gia Miêu.
3- Lập Hồ sơ di tích LSVH cho những di tích thuộc về Quốc gia thì phải căn cứ vào Chính sử, như Nguyên Miếu ở Gia Miêu.
- Lập Hồ sơ di tích LSVH cho di tích là nhà thờ của dòng họ thì phải căn cứ vào Gia Phả để biết gốc tích thế hệ của nhân vật lịch sử được thờ tự tại đây, có bổ sung công lao hành trạng của nhân vật đó trong Chính sử nếu có.
- Rõ ràng, năm 1998, khi lập Hồ sơ di tích LSVH cho nhà thờ chi họ Nguyễn Hữu làng Gia Miêu, chi họ này đã không có gia phả nên phải dựa vào chính sử để sắp xếp các nhán vật lịch sử cho hợp lý.
Bản phả cóppy của nhà thờ Nguyễn Hữu sau này mới đưa ra cũng chỉ chép từ cụ Nguyễn Biện đến 7 người con của cụ Công Duẩn, chỉ lửng lơ đến đây nên không rõ chi họ Nguyễn Hữu này là hậu duệ của Cụ nào trong 7 người con trai của cụ Công Duẩn? Hay không nối được là hậu duệ của cụ nào? Đây là vấn đề còn tồn nghi, không phải cứ nhận là được!
* Bản Nguyễn Phúc tộc thế phả do Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc Huế soạn in và lưu hành năm 1995, được ông Tôn Thất Hanh tặng bà con chi họ Nguyễn Hữu này năm 1996.
Cả 2 bản phả này, không có bản nào chép Nguyễn Văn Lang là con Nguyễn Đức Trung và Triệu tổ Nguyễn Kim là cháu nội Nguyễn Văn Lang.
Rõ ràng đây là việc cố ý ghi sai thế thứ các nhân vật lịch sử để trục lợi.
4- Nếu đã dựa vào Chính sử để xây dựng Hồ sơ di tích thì cũng phải dũng cảm nhận thấy rằng: Ngoài các bản phả của họ Nguyễn- Gia Miêu thì không có tài liệu nào, cả Chính sử và Gia phả của họ Đinh, họ Lê nhắc đến cụ Nguyễn Công Duẩn, do vậy cũng không thấy chép việc Cụ được ban Khai quốc công thần và được ban 470 mẫu ruộng. Cụ thể như các cuốn:
- Đại Việt sử ký toàn thư;
- Đại Nam thực lục;
- Lam Sơn thực lục do ông Nguyễn Diên Niên- Chủ tịch Hội KHLS Thanh Hóa khảo chứng, Nhà xuất bản KHXH Việt Nam xuất bản năm 2006;
- Ngọc phả họ Lê ở Thanh Hóa;
5- Rõ ràng, cán bộ xây dựng Hồ sơ cho di tích nhà thờ chi họ Nguyễn Hữu làng Gia Miêu đã cố ý khai thác những chi tiết có lợi nhất, kể cả ngụy tạo đưa vào Hồ sơ để tạo sức nặng cho di tích để được công nhận DTLSVH quốc gia.
6- Xây dựng một DTLSVH quốc gia mà:
- Không xem xét đến sự thống nhất về nguồn gốc thế thứ và công trạng của các nhân vật lịch sử ở trong Chính sử và Gia Phả;
- Không dựa vào Gia phả
- Ngụy tạo nguồn gốc và niên đại của di tích, di tích mới có 100 năm mà viết là Nhiều thế kỷ;
- Ngụy tạo nhân vật được thờ cúng tại di tích: Bài vị không chữ viết; Không có Văn khấn; Ngày Đại lễ giỗ trong năm không phải là ngày kị giỗ của nhân vật lịch sử nào.
Rất nhiều vấn đề còn để ngỏ như vậy mà vẫn xây dựng được DTLSVH quốc gia thì thật lạ. Chuyện chỉ có ở Thanh Hóa!
Sáu (6) vấn đề đặt ra để bà con cùng xem và cùng thấy Sở VHTTDL Thanh Hóa đã quanh co bao che cho cấp dưới, ngụy biện và dối trá như thế nào trong Nội dung kết luận này. Sở VHTTDL Thanh Hóa muốn coi mọi việc “là đã rồi”, buộc cả dòng họ chúng tôi phải tuân theo cách làm Tạo chứng cớ giả của ông Tuấn.
(Tiếp kỳ sau: Nội dung thứ 5)